Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển. Với tính thanh khoản cao, vón bằng tiền được doanh nghiệp dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm, chi phí.
I. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
II. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
-----------------------oOo------------------------
I. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1. Vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển. Với tính thanh khoản cao, vón bằng tiền được doanh nghiệp dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm, chi phí.
Vốn bằng tiền được phản ánh ở tài khoản nhóm 11 gồm:
- Tiền tại quỹ
- Tiền gửi ngân hàng
- Tiền đang chuyển
2. Nguyên tắc hạch toán
Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”.
Trường hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ phải đồng thời theo dõi chi tiết theo nguyên tệ (trên Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại”) và quy đổi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch. Doanh nghiệp có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổ (phải xin phép) nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng ở Việt nam phải quy đổi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch.
Cuối niên độ kế toán, số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Đối với vàng, bạc, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các đơn vị không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Khi tính giá xuất của vàng, bạc, đá quý có thể áp dụng một trong những phương pháp tính giá hàng xuất kho như: Giá thực tế đích danh, Giá bình quân gia quyền; Giá nhập trước xuất trước; Giá nhập sau xuất trước.
3. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi bằng tiền tại doanh nghiệp; khóa sỏ kế toán tiền mặt cuối mỗi ngày để có số liệu đối chiếu với thủ quỹ/
Tổ chức thực hiện đẩy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền nhằm thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện kịp thời các trường hợp chi tiêu lãng phí,… So sánh, đối chiếu kịp thời, thường xuyên số liệu giữa sổ quỹ tiền mặt.
II. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1. Kế toán vốn bằng tiền là VND
Chứng từ hạch toán tiền tại quỹ xem phụ lục
- Phiếu thu, phiếu chi.
- Phiếu xuất, phiếu nhập kho vàng, bạc, đá quý.
- Biên lai thu tiền, Bảng kê vàng bạc đá quý
- Biên bản kiểm kê quỹ
Bao gồm:
- Tiền mặt TK 111
- Tiền gửi ngân hàng TK 112
- Tiền đang chuyển TK 113
Sơ đồ hạch toán
Giải thích sơ đồ
2. Kế toán vốn bằng tiền là ngoại tệ
Lưu ý:
- Ghi sổ theo VND thì phải quy đổi ra tỷ giá hối đoái nhất định
- Trong các doanh nghiệp, các đơn vị thanh toán bằng ngoại tệ thì phải ghi sổ theo đồng Việt nam, theo các phương pháp ghi sổ tỷ giá do chế độ kế toán quy định.
- Tỷ giá thực tế để ghi sổ là tỷ giá mua bán bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố hàng ngày.
Các phương pháp tỷ giá
Phương pháp tỷ giá thực tế:
- Số phát sinh tăng trên tất cả các Tài khoản (TK) kế toán luôn ghi theo tỷ giá thực tế phát sinh.
- Số phát sinh giảm:
+ Các tài khoản phải thu, phải trả, vay nợ (ngoại tệ) phải ghi theo tỷ giá nhận nợ (tỷ giá lúc phát sinh – tỷ giá ngày hôm qua).
+ Tài khoản vốn bằng tiền là ngoại tệ giảm phải ghi theo tỷ giá xuất ngoại tệ
+ Chênh lệch tỷ giá
Do thu chi thanh toán, kinh doanh doanh ngoại tệ trong kỳ. Chênh lệch tăng, ghi tăng doanh thu hoạt động tài khoản 515; chênh lệch giảm, ghi tăng chi phí hoạt động tài chính TK 635. Đối với hợp đồng xây dựng ghi nhận vào TK 413.
Do điều chỉnh các tài khoản số dư gốc ngoại tệ trong tỷ giá ghi sổ tại thời điểm cuối năm với tỷ giá thực tế cuối năm (sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng vào ngày đánh giá chênh lệch tỷ giá), đưa chênh lệch vào TK 413. Sau đó, xử lý theo quy định hiện hành.
Ví dụ:(chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá xuất ngoại tệ)
Ngày 08/07/11, mua một TSCĐ, nợ người bán 100$, tỷ giá thực tế: 19.300.
Nợ TK 211 100$ x 19.300
Có TK 331 19.300.000
Ngày 10/07/11, thanh toán bằng TGNH cho người bán. Tỷ giá xuất ngoại tệ theo thời điểm này là 19.350Đ/USD.
Nợ TK 331 19.300.000
Nợ TK 635 100$ x (19.350 – 19.300)
Có TK 112 100$ x 19.350
Ví dụ 2: chênh lệch giữa tỷ giá nhận nợ và tỷ giá xuất ngoại tệ
Ngày 08/07/11, bán chịu cho khách hàng nước ngoài, trị giá hàng là 100$, tỷ giá thực tế (cũng là tỷ giá nhận nợ) là 19.300.
Nợ TK 131 100$ x 19.300
Có TK 511 19.300.000
Ngày 10/07/11, khách hàng thanh toán qua tiền gửi ngân hàng cho doanh nghiệp. Tỷ giá lúc này là 19.350 đ/USD.
Nợ TK 112 100$ x 19.350
Có TK 131 100$ x 19.300
Có TK 515 100$ x (19.350 – 19.300)
Phương pháp tỷ giá hạch toán
- Số phát sinh (SPS) tăng trên các tài khoản doanh thu (loại 5), chi phí (loại 6), vật tư (loại 15), TSCĐ (loại 2), vốn kinh doanh (loại 4) luôn được ghi theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh.
- SPS tăng, giảm trên các tài khoản có số dư gốc ngoại tệ được ghi theo tỷ giá hạch toán (phải thu, phải trả).
Tỷ giá hạch toán: được doanh nghiệp quy định.
Chênh lệch tỷ giá, xử lý tương tự như phương pháp tỷ giá thực tế.
Bao gồm:
- Tiền mặt ngoại tệ TK 1112
- Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ TK 1122
- Tiền đang chuyên ngoại tệ TK 1132
- Ngoại tệ các loại TK 007
Sơ đồ hạch toán
Ví dụ, xử lý chênh lệch cuối kỳ.
Ngày 1/3/11,thu tiền khách hàng 50$. Tỷ giá thực tế 19.000.
Ngày 4/7/11, thanh toán tiền cho nhà cung cấp 80$, tỷ giá xuất ngoại tệ là 19.100.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm 31/12, xác định chênh lệch tỷ giá là 19.180
120$ x 19.100 = 2.292.000 VNĐ
2.302.000 - 2.292.000 = => điều chỉnh giảm TK 1112
Hạch toán: Nợ TK 413 10.000
Có TK 1112 10.000
Sơ đồ hạch toán
Lưu ý: điều chỉnh TK 413 như phương pháp tỷ giá thực tế
- Tăng giảm ngoại tệ ở TK 007 ghi theo đơn vị tính ngoại tệ, giá trị ngoại tệ, và TK được phân loại theo loại ngoại tệ.
TK 136 Phải thu nội bộ
TK 138 Phải thu khác
TK 341 Vay dài hạn
TK 342 Nợ dài hạn
TK 336 Phải trả nội bộ
TK 0071 Ngoại tệ bằng tiền mặt
TK 0072 Ngoại tệ bằng tiền gửi ngân hàng
Tỷ giá thực tế: tỷ giá tại thời điểm phát sinh
Tỷ giá hạch toán: tỷ giá do doanh nghiệp quy định.
3. Vốn bằng tiền là vàng bạc, kim khí, đá quý
Sơ đồ hạch toán
Giải thích sơ đồ
(1) Mua vàng bạc, kim khí, đá quý theo tỷ giá thực tế
(2) Nhận vốn góp theo giá thỏa thuận
(3) Thu hồi các khoản nợ phải thu theo giá thực tế tại thời điểm nhận nợ, chênh lệch đưa vào TK 635 hoặc TK 515
(4) Vay theo giá thực tế tại thời điểm vay
(5) Các khoản nhận ký quỹ
(6) Bán vàng bạc, kim khí, đá quý theo giá thực tế bán ra
(7) Góp vốn theo giá thực tế do liên doanh chấp nhận
(8) Trả lại vốn góp cho các bên liên doanh
(9) Các khoản vay theo giá thực tế
(10) Đem cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn và dài hạn
I. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
II. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
Giải thích sơ đồ
No comments:
Post a Comment