Monday 27 October 2014

Về sổ nhật ký đặc biệt trong hình thức kế toán nhật ký chung

Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung là hình thức sổ kế toán lâu đời nhất và được áp dụng ở các nước với các biến thể khác nhau. Hình thức sổ này được đưa vào chế độ kế toán Việt Nam khi Việt Nam tiến hành cải cách chế độ kế toán những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên các quy định về mẫu sổ và cách thức ghi chép của hình thức sổ này trong chế độ kế toán Việt Nam còn có các bất cập nhất định trong quá trình thực hành kế toán. Bài viết này bàn về các hạn chế của hình thức sổ kế toán Nhật ký chung theo Dự thảo thông tư hướng dẫn chế độ kế toán Việt Nam và đề xuất một số ý kiến để cho hình thức sổ này dễ dàng áp dụng hơn trong thực tiễn.


Hệ thống thông tin kế toán thu thập, xử lý và truyền đạt các thông tin cho người sử dụng trong việc ra các quyết định. Hệ thống thông tin kế toán có thể thực hiện bằng thủ công hoặc trên máy tính. Trong hệ thống thông tin kế toán thủ công thì hình thức kế toán Nhật ký chung là hình thức kế toán được sử dụng ở đa số các nước. Đặc trưng của hình thức sổ này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ Nhật ký, sau đó được chuyển sang các sổ Chi tiết và sổ Cái có liên quan. Ở dạng đơn giản nhất, sổ Nhật ký chỉ bao gồm sổ Nhật ký chung. Tuy nhiên trong thực hành kế toán sẽ không thuận tiện nếu chỉ có một sổ Nhật ký duy nhất nên các công ty thường sử dụng các sổ Nhật ký đặc biệt. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều rơi vào một trong năm dạng, trong đó hầu hết là bốn dạng đầu, và các sổ Nhật ký tương ứng như sau:
1
Mục đích của các Nhật ký đặc biệt là: (1) Phân công lao động kế toánbởi vì các nhân viên kế toán có thể ghi chép các bút toán vào các nhật ký khác nhau cùng một lúc. Chẳng hạn một nhân viên kế toán có thể ghi nhật ký các bút toán thu tiền, một nhân viên khác có thể ghi các bút toán bán hàng chịu. Nhật ký đặc biệt cũng (2) giảm thời gian cho việc chuyển sổ. Với các nhật ký đặc biệt, các công ty có thể chuyển sổ một số tài khoản vào cuối tháng thay cho việc chuyển sổ hàng ngày. Tuy nhiên cách thiết kế mẫu biểu của các Nhật ký đặc biệt trong chế độ kế toán Việt Nam làm cho các sổ Nhật ký đặc biệt chưa đáp ứng được các mục đích này, và nhiều khi còn làm phức tạp quá trình ghi sổ. Các biểu mẫu sổ sách này chỉ phù hợp đối với các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, không phát sinh thuế GTGT đầu ra khi tiêu thụ. Đối với các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì các mẫu biểu trên còn những hạn chế nhất định trong quá trình ghi chép.Chúng ta cùng thảo luận về từng nhật ký đặc biệt.
Nhật ký bán hàng
Sổ Nhật ký bán hàng để ghi chép các nghiệp vụ bán chịu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Các nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay được ghi và Nhật ký thu tiền. Các nghiệp vụ bán chịu tài sản khác mà không phải là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (như tài sản cố định, phế liệu,…) được ghi vào Nhật ký chung. Các bút toán phản ánh nghiệp vụ bán chịu đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ như sau:
Bút toán 1:
Nợ TK Phải thu khách hàng
            Có TK Doanh thu
            Có TK Thuế GTGT đầu ra
Bút toán 2:
Nợ TK Giá vốn hàng bán
            Có TK Hàng hóa, Thành phẩm
Mẫu sổ Nhật ký bán hàng theo chế độ kế toán Việt Nam như sau:
SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG
2
Như vậy chỉ một phần bút toán 1 doanh thu được ghi vào Sổ Nhật ký bán hàng (Phần ghi Nợ TK Phải thu khách hàng/Có TK Doanh thu). Phần còn lại của bút toán 1 (Nợ TK Phải thu khách hàng/Có TK Thuế GTGT đầu ra) và bút toán 2 được ghi vào Nhật ký chung. Theo cách ghi này thì không giảm bớt được đáng kể quá trình chuyển sổ và phân công lao động kế toán, và cũng làm cho quá trình ghi chép sổ nhật ký trở nên phức tạp.
Để đơn giản hơn cho quá trình ghi chép và đáp ứng các mục tiêu của nhật ký đặc biệt thì Nhật ký bán hàng nên được thiết kế lại như sau:
SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG
3
Cột ”Chứng từ” nên thay bằng cột ”Hóa đơn” vì chứng từ cơ bản để ghi chép nghiệp vụ bán chịu là Hóa đơn. Cột ”Diễn giải” thay bằng cột ”Tên khách hàng” vì không cần thiết phải tóm tắt lại nghiệp vụ bán hàng. Đưa thêm cột ”Đã chuyển sổ chi tiết Phải thu khách hàng” để kết hợp ghi sổ tổng hợp và chuyển sổ chi tiết ngay trên Nhật ký bán hàng.
Nhật ký thu tiền
Nhật ký thu tiền dùng để ghi chép tất cả các nghiệp vụ thu tiền của công ty (tách riêng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng). Các nghiệp vụ thu tiền thông thường chủ yếu bao gồm thu tiền từ bán hàng bằng tiền ngay và thu tiền từ khách hàng trả nợ. Mẫu Nhật ký thu tiền theo chế độ kế toán Việt Nam như sau:
SỔ NHẬT KÝ THU TIỀN 
4
Các bút toán phản ánh nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay như sau:
Bút toán 1:
Nợ TK Tiền
            Có TK Doanh thu
            Có TK Thuế GTGT đầu ra
Bút toán 2:
Nợ TK Giá vốn hàng bán
            Có TK Hàng hóa, Thành phẩm
Theo mẫu biểu hiện hành thì nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay thì chỉ có bút toán 1 được ghi vào Nhật ký thu tiền, bút toán 2 sẽ được ghi vào Nhật ký chung. Do đó số lần ghi sổ nhật ký, số lần chuyển sổ cái vẫn rất nhiều.
Bút toán phản ánh thu tiền khách hàng có chiết khấu thanh toán như sau:
Nợ TK Tiền
Nợ TK Chi phí tài chính
Có TK Phải thu khách hàng
Như vậy bút toán này cần được tách thành 2 bút toán để ghi vào 2 sổ Nhật ký khác nhau:
Bút toán a: Nợ TK Tiền/Có TK Phải thu khách hàng: Ghi vào Nhật ký thu tiền
Bút toán b: Nợ TK Chi phí tài chính/Có TK Phải thu khách hàng: Ghi vào Nhật ký chung
Do các điểm bất hợp lý ở trên nên Nhật ký chi tiền nên được thiết kế như sau (trang bên):
Với cách thiết kế mẫu sổ Nhật ký thu tiền như trên thì trên Nhật ký thu tiền, công ty phản ảnh được cả giá vốn hàng bán và bút toán chuyển sổ giá vốn chỉ phải thực hiện 1 lần vào cuối tháng. Hơn nữa việc đưa thêm Cột ”Ghi Nợ TK Chi phí tài chính” làm cho bút toán phản ánh thu tiền có chiết khấu thanh toán trở nên đơn giản hơn, dễ theo dõi hơn.
SỔ NHẬT KÝ THU TIỀN
5
Nhật ký mua hàng
Nhật ký mua hàng dùng để phản ánh việc mua nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa chịu. Mẫu biểu Nhật ký mua hàng theo chế độ kế toán Việt Nam như sau:
SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG
  6
Nghiệp vụ mua hàng hóa, nguyên vật liệu trong kế toán Việt Nam được ghi sổ bằng bút toán:
Nợ TK Hàng hóa
Nợ TK Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ
Có  TK Phải trả cho người bán
Theo mẫu biểu hiện hành trong chế độ kế toán Việt Nam các cột tài khoản thường xuyên chỉ có Hàng hóa và Nguyên liệu. Do đó tài khoản Thuế GTGT được khấu trừ sẽ được ghi vào cột các tài khoản khác. Việc này sẽ gây khó khăn cho việc ghi chép nhật ký và chuyển sổ vì bút toán mua hàng hóa, vật liệu nào cũng phát sinh thuế đầu vào lại phải ghi số hiệu TK 133. Mặt khác theo nguyên lý của hình thức Nhật ký chung thì cột các tài khoản khác được chuyển sổ thường xuyên theo từng dòng thay vì chuyển sổ một lần vào cuối tháng như cột các tài khoản thường xuyên. Như vậy nếu dùng mẫu biểu này thì quá trình chuyển sổ cái đối với phần ghi Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ/Có TK Phải trả người bán vẫn còn phải thực hiện rất nhiều. Để thuận tiện cho quá trình ghi chép thì Nhật ký mua hàng nên được thiết kế lại như sau: 
SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG
7
*Nếu công ty thương mại thì cột tài khoản thường xuyên sẽ là Hàng hóa, nếu công ty sản xuất thì cột tài khoản thường xuyên sẽ là Nguyên liệu, vật liệu. Nếu công ty vừa có hoạt động sản xuất và thương mại thì bố trí hai cột riêng để ghi chép Hàng hóa và Nguyên liệu, vật liệu.
Nhật ký chi tiền
Nhật ký chi tiền dùng để ghi chép các nghiệp vụ chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của công ty. Mẫu sổ Nhật ký chi tiền theo chế độ kế toán Việt Nam như sau:
SỔ NHẬT KÝ CHI TIỀN
8
Các nghiệp vụ chi tiền thông thường bao gồm chi tiền trả nợ nhà cung cấp, chi tiền mua hàng hóa, dịch vụ,…Bút toán phản ánh chi tiền để trả nợ người bán và được hưởng chiết khấu thanh toán như sau:
Nợ TK Phải trả cho người bán
            Có TK Tiền
            Có TK Doanh thu tài chính
Như vậy với bút toán này nếu sử dụng Nhật ký chi tiền theo mẫu ở trên sẽ phải vào hai sổ Nhật ký: Vào Nhật ký chi tiền cho phần Nợ TK Phải trả cho người bán/Có TK Tiền và vào Nhật ký chung phần Nợ TK Phải trả cho người bán/Có TK Doanh thu tài chính. Do đó để thuận tiện hơn cho việc ghi Nhật ký và chuyển sổ thì nên có phần Ghi Có TK Doanh thu tài chính trên Nhật ký chi tiền. Mẫu Nhật ký chi tiền khi đó sẽ như sau:
SỔ NHẬT KÝ CHI TIỀN
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO THÊM
  1. Bộ tài chính (2014), Dự thảo thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
  2. Horngern C.T., Harrison Jr. W.T. and Oliver M.S. (2012), Accounting, 9th edn, Prentice Hall, New Jersey, USA.
  3. Weygandt J.J., Kimmel P.D. and Kieso D.E. (2012), Accounting Principles, 10th edn, Wiley & Sons, Inc., USA.

No comments:

Post a Comment

loading...

bang gia ca phe truc tuyen

Giá cà phê cập nhật 10 phút 1 lần, vậy làm sao để biết giá mới nhất đang giao dịch trên sàn?

RẤT ĐƠN GIẢN - Chỉ cần soạn tin nhắn CAFE và gửi tới số 8288

Giá cà phê Robusta (sàn Liffe - London, Anh)Thông tin

Đóng cửa
Kỳ hạn Giá cà phêGiá khớp Thay đổi % Số lượng Cao nhất Thấp nhất Mở cửa Hôm trước HĐ Mở Biểu đồ
11/14 2,076 +1 +0 0 2,069 2,069 2,069 2,075 342
01/15 2,078 0 0 0 2,081 2,060 2,067 2,078 42278
03/15 2,080 +1 +0 0 2,081 2,061 2,064 2,079 28347
05/15 2,093 +2 +0 0 2,094 2,075 2,075 2,091 9409

Làm sao để biết giá cà phê thế giới cập nhật nhanh nhất? Nhấn vào đây để tìm hiểu

Giá cà phê Arabica (Sàn ICE - New York, Mỹ)Thông tin

Đóng cửa
Kỳ hạn Giá khớp Thay đổi % Số lượng Cao nhất Thấp nhất Mở cửa Hôm trước HĐ Mở Biểu đồ
12/14 189.65 +1.95 +1.04 127 190.00 187.50 188.60 187.70 0
03/15 190.70 +1.85 +0.98 11644 191.80 187.50 189.15 188.85 0
05/15 193.10 +1.90 +0.99 2567 194.00 189.90 191.50 191.20 0
07/15 195.35 +1.95 +1.01 2106 195.65 192.20 193.10 193.40 0

Chỉ cần soạn: GCP gửi tới số 8288 bà con sẽ nhận ngay giá cà phê mới nhất đang giao dịch. Xem hướng dẫn

Giá cà phê Arabica Braxin (Sàn BMF - SãoPaulo, Braxin)Thông tin

Đóng cửa
Kỳ hạn Giá khớp Thay đổi % Số lượng Cao nhất Thấp nhất Mở cửa Hôm trước
12/2014 230.00 -7.05 -2.97% 203 238.90 226.25 238.50 237.05
03/2015 232.50 +1.75 +0.76% 75 233.00 231.50 231.50 230.75
07/2015 233.95 -6.85 -2.84% 0 233.95 233.95 0.00 240.80
09/2015 240.70 -6.65 -2.69% 94 240.70 235.60 238.35 247.35

Chứng khoán Mỹ

Kỳ hạn Giá khớp Thay đổi % Số lượng Cao nhất Thấp nhất Mở cửa Hôm trước
DOWJONE 17,810 +91 +1 140941714 17,895 17,721 17,721 17,719
NASDAQ 4,713 +11 +0 0 4,752 4,701 4,751 4,702
S&P 500 2,064 +11 +1 0 2,071 2,057 2,057 2,053
Biểu đồ giá cà phê Robusta London T1/2015  tuần 46 (17/11 – 22/11/2014)

Thị trường cà phê tuần 46 (17/11 – 22/11/2014)

Ngày 24/11/2014, Phản hồi

Trong tuần 46, giá cà phê Robusta tăng 4 USD/tấn, tương đương tăng 0,19 % , giá cà phê nhân xô trong nước không thay đổi trong khi giá cà phê Arabica kỳ hạn trái chiều, giảm 2,35 cent/lb, tức giảm 1,22 %. (đọc tất cả)

bien dong gia ca phe tuan qua

Cà phê: Nông dân bình tĩnh trước dao động giá

Ngày 22/11/2014, 3 phản hồi

Giá cà phê mất đà tăng và chững lại ở hai ngày cuối tuần; do chuyện mất hay được mùa nữa đây chăng? (đọc tất cả)

Biểu đồ cà phê Robusta London T1/2015  ngày 20/11/2014

Bản tin thị trường cà phê ngày 21/11/2014 

Ngày 21/11/2014, 11 phản hồi

Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm 400 – 500 đồng, xuống ở mức 40.400 – 41.100 đồng/kg. (đọc tất cả)

Biểu đồ cà phê Robusta London T1/2015   hai ngày 18+19/11/2014

Bản tin thị trường cà phê ngày 19 + 20/11/2014 

Ngày 20/11/2014, 9 phản hồi

Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng 400 đồng, lên ở mức 40.800 – 41.600 đồng/kg. (đọc tất cả)

Biểu đồ cà phê Robusta London T1/2015  ngày 17/11/2014

Bản tin thị trường cà phê ngày 18/11/2014 

Ngày 18/11/2014, 4 phản hồi

Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm 100 đồng, xuống ở mức 40.300 – 41.100 đồng/kg. (đọc tất cả)

loading...